Bỏ túi 07 cách giảm đau căng cơ nhanh chóng và hiệu quả

1 năm trước
Mục lục

    Căng cơ là tình trạng không chỉ phổ biến với những người thường vận động thể thao mà nó còn xảy ra thường xuyên trong sinh hoạt và lao động bình thường. Căng cơ không được chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến rách cơ hoặc đứt gân. Vì vậy, mọi người cần trang bị sẵn sàng cho mình các cách giảm đau căng cơ nhanh chóng và hiệu quả.

    1. Bạn biết gì về tình trạng căng cơ?

    Bước đầu tiên, cũng là bước quan trọng nhất trước khi thực hiện bất kỳ biện pháp nào để giảm đau hoặc chăm sóc các vấn đề của cơ thể thì chúng ta cần hiểu đúng về tình trạng cơ thể, nguyên nhân của vấn đề đó. Tương tự, để giảm đau căng cơ nhanh chóng và hiệu quả thì bạn cũng cần hiểu đúng về căng cơ.

    Căng cơ là tình trạng cơ bắp của chúng ta bị kéo giãn quá mức, thậm chí là vượt qua giới hạn đàn hồi của cơ. Một vài trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến rách cơ. Tình trạng này có thể khiến cho người bệnh bị đau đớn, khó khăn khi cử động. Căng cơ có thể xảy ra bất kỳ vị trí cơ nào trong cơ thể nhưng một số cơ thường hay bị căng nhất bao gồm cơ chân, cơ tay, cơ cổ và cơ lưng.

    Căng cơ sẽ khiến người bệnh đau đớn và khó khăn khi cử động

    Căng cơ sẽ khiến người bệnh đau đớn và khó khăn khi cử động

    Thông thường, mọi người thường bị căng cơ sau các hoạt động động thể chất mạnh, tập luyện với cường độ cao hoặc mang vác vật nặng sai tư thế. Khi bị căng cơ có thể kèm với các triệu chứng khác nhưng sưng, bầm tím và đau đớn từng cơn.

    Nguyên nhân khiến bạn bị căng cơ

    Căng thẳng thần kinh

    Căng thẳng là nguyên nhân phổ biến của hiện tượng này. Căng thẳng mãn tính hoặc lo lắng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thần kinh. Điều này có thể dẫn đến sự xáo trộn trong cách não truyền tín hiệu thần kinh đến các cơ. Hệ thống thần kinh của chúng ta thường phản ứng lại các căng thẳng và áp lực bằng cách tăng trương lực lên các mạch máu. Tình trạng này làm giảm lượng máu đến cơ, dễ dẫn đến căng cơ.

    Tập luyện thể dục thể thao không đúng cách

    Khởi động đầy đủ và đúng cách trước khi bạn tập luyện hoặc thi đấu là điều vô cùng quan trọng. Việc chuẩn bị này sẽ giúp làm ấm cơ thể và giúp máu lưu thông nhiều hơn đến các cơ. Điều này cho phép cơ thể thích nghi tốt hơn với việc tập luyện và ngăn ngừa hiệu quả các chấn thương khi tập luyện gắng sức.

    Tuy nhiên, một số người tập thể dục thường bỏ qua bước khởi động. Điều này làm tăng nguy cơ chấn thương trong thể thao. Ngoài ra, việc tập luyện thường xuyên, tần suất tập trung cường độ cao sẽ luôn khiến các cơ luôn trong tình trạng quá tải. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng căng cơ.

    Tập luyện quá sức có thể gây nên tình trạng căng cơ

    Tập luyện quá sức có thể gây nên tình trạng căng cơ

    Nhiều người lầm tưởng rằng chỉ khi chúng ta tập luyện quá sức hoặc tăng cường độ tập luyện thì mới dẫn đến căng cơ. Sự thật là các quan quan điểm này không hoàn toàn chính xác vì các tổn thương nhỏ trong quá trình tập luyện do trượt chân, té ngã hoặc thậm chí là tập không đúng tư thế cũng có thể khiến bạn bị căng cơ.

    Các cử động lặp đi lặp lại

    Một trong các nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng căng căng đó là chuyển động liên tục và lặp đi lặp lại một tư thế ở một nhóm cơ nhất định. Chẳng hạn, các vận động viên điền kinh có nguy cơ bị căng cơ bắp chân rất lớn vì phải chuyển động nhóm cơ này liên tục. Tình trạng căng cơ này có thể làm giảm đáng kể sự linh hoạt của cơ, khiến cơ bị đau dai dẳng trong suốt một thời gian dài nếu không có cách giảm đau căng cơ phù hợp.

    Căng cơ do các cử động lặp đi lặp lại được lý giải là do có sự liên quan mật thiết của các hoạt động này với sự rối loạn làm mất cân bằng tự nhiên của hệ thống cơ bắp. Điều này tạo nên một áp lực rất lớn và liên tục lên các dây thần kinh và khớp. Về mặt lâu dài, tình trạng này có thể gây nên những tổn thương nghiêm trọng và mãn tính nếu không được can thiệp y tế đúng cách và kịp thời.

    2. Top 07 cách giảm đau căng cơ nhanh chóng

    2.1. Nghỉ ngơi

    Nghỉ ngơi là cách giảm đau căng cơ đơn giản và hiệu quả nhất mà bạn có thể thực hiện. Hầu hết mọi người bị đau do căng cơ sau khi luyện tập thể thao sẽ có thể hồi phục hoàn toàn trong vòng từ 3 - 7 ngày nếu có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý. Đồng thời, bạn cũng nên kết hợp với một số phương pháp làm thư giãn và phục hồi cơ bắp, để quá trình nghỉ ngơi và việc giảm đau trở nên hiệu quả hơn.

    2.2. Chườm lạnh

    Chườm lạnh là một trong các cách giảm đau căng cơ nhanh chóng nhất và cách này đều hiệu quả với hầu hết các chấn thương xương khớp khác. Việc chườm lạnh sẽ có tác dụng giảm đau mạnh mẽ hơn nếu bạn sử dụng nó trong vào 24h đầu tiên sau khi căng cơ xảy ra. Việc áp dụng phương pháp này ở giai đoạn đầu cũng giúp hạn chế tình trạng viêm cơ có thể xảy ra. Nếu sau 48h đầu tiên bạn mới bắt đầu chườm lạnh thì phương pháp này không còn thực sự hiệu quả nữa.

    Chườm lạnh giúp giảm đau căng cơ nhanh chóng

    Chườm lạnh giúp giảm đau căng cơ nhanh chóng

    2.3. Thư giãn cơ bắp

    Các nghiên cứu khoa học cho thấy việc thư giãn cơ bắp trước và sau khi tập luyện không chỉ giúp phòng ngừa tình trạng căng cơ, mà còn giúp giảm đau căng cơ khi nó đã xảy ra.

    Nhiều bệnh nhân đã phản hồi với các bác sĩ điều trị của họ rằng, việc giãn cơ nhẹ nhàng mỗi ngày đã giúp tình trạng căng cơ và chấn thương cơ của họ hồi phục nhanh chóng hơn. Vì vậy, khi bị căng cơ bạn có thể thử giãn cơ nhẹ nhàng để cải thiện tình trạng này.

    2.4. Bổ sung thực phẩm có khả năng chống viêm

    Các tổn thương do căng cơ khi không có biện pháp can thiệp đúng thời điểm rất dễ dẫn đến viêm, sưng tấy và bầm tím. Vì vậy, để phòng ngừa tình trạng viêm cơ xảy ra thì bạn nên bổ sung thêm các thực phẩm có chứa các hoạt chất chống viêm và chống oxy hóa trong thời gian này.

    Các hoạt chất chống oxy hóa và kháng viêm cao có nhiều trong các loại thực vật, chẳng hạn như amino acid tên là L - citrulline trong quả dưa hấu, được chứng minh là có khả năng giúp giảm đau cơ và phục hồi nhịp tim.

    Curcumin trong nghệ có khả năng chống viêm mạnh mẽ

    Curcumin trong nghệ có khả năng chống viêm mạnh mẽ

    Ngoài ra, thì curcumin có trong nghệ cũng là một chất đã được chứng minh là có khả năng giảm đau nhức cơ trì hoãn khởi phát (Delayed Onset Muscle Soreness - DOMS) và cải thiện tốc độ hồi phục cơ sau tổn thương.

    Ngoài gừng và dưa hấu, thì các hoạt chất từ gừng, quả dứa hay nước ép cherry cũng có rất nhiều chất có tính chống oxy hóa và kháng viêm cao.

    2.5. Bổ sung thêm đạm sữa cô đặc - milk protein

    Tình trạng căng cơ dù ít hay nhiều đều dẫn đến tình trạng tổn thương hoặc gây chết các tế bào sợi cơ. Vì vậy, để giảm đau thì bạn cần phục hồi các tổn thương này và tăng sinh quá trình tái tạo của tế bào cơ. Để đảm bảo cho quá trình tự chữa lành này được diễn ra tốt hơn thì việc bổ sung đạm, đặc biệt là đạm sữa cô đặc - milk protein là cần thiết.

    Đạm sữa cô đặc là một chế phẩm từ sữa với hàm lượng protein lên đến 40 - 90%, vì vậy đây được xem là thức uống giúp tăng cường và bổ sung protein nhanh chóng cho những người đang luyện tập thể thao.

    2.6. Giảm căng cơ bằng ống lăn Foam roller

    Foam roller là một dụng cụ giúp tự massage và giãn cơ hiệu quả tại nhà cho người bệnh. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh đây là một cách giảm đau căng cơ, tăng cường sự linh hoạt của cơ bắp và giúp hạn chế các cơn đau đau nhức cơ trì hoãn khởi phát (DOMS).

    Bạn có thể dễ dàng mua được các ống lăn Foam roller ở những nơi bán thiết bị thể thao. Và cách sử dụng chúng cũng khá đơn giản, bạn có thể tìm thấy được cách sử dụng nhanh chóng trên Youtube và thực hiện theo.

    Giãn cơ với ống lăn Foam roller là cách giảm đau căng cơ hiệu quả

    2.7. Giảm đau căng cơ với miếng dán cơ Phiten

    Đây là một phương pháp khá mới để giảm đau cơ bắp. Các miếng dán cơ này sử dụng công nghệ AQUA TITANIUM với cơ chế kích thích dòng điện sinh hoạt của cơ thể nhờ vậy mà tác động lên các huyệt vị và hệ thống kinh lạc trong cơ thể. Điều này sẽ giúp quá trình tuần hoàn được diễn ra tốt hơn, đồng thời điều hòa hoạt động của cơ và hỗ trợ cải thiện tình trạng căng cơ. Nhờ vậy mà cơ bắp của người sử dụng sẽ được giảm đau và nâng cao sự linh hoạt hiệu quả.

    Sử dụng miếng dán cơ Phiten để giảm đau căng cơ

    Tham khảo - Miếng dán cơ Phiten, tại đây!

    3. Những điều cần tránh khi bị đau căng cơ

    Khi thực hiện các cách giảm đau căng cơ trên tại nhà một cách an toàn và hiệu quả thì bạn cần chú ý những điểm sau:

    • Không chườm nóng hoặc dùng rượu, dầu xoa bóp thoa lên vùng cơ đang bị đau do tổn thương. Vì điều này có thể khiến các dây chằng vốn đang bị mất tính đàn hồi trở nên xơ cứng và yếu hơn, thậm chí là rách hoặc đứt.
    • Không được vận động mạnh - Một trong các nguyên nhân gây căng cơ hàng đầu là tập thể thao cường độ cao hoặc hoạt động quá sức. Chính vì vậy, người đang bị căng cơ cần tránh các hoạt động mạnh ảnh hưởng đến thể lực và khả năng phục hồi của cơ.

    Kết luận

    Căng cơ là tình trạng khá phổ biến và chỉ cần chăm sóc đúng cách thì cơ bắp của bạn có thể phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên, khi đã áp dụng và phối hợp các cách giảm đau căng cơ ở trên trong 3 - 5 ngày mà bạn không thấy hiệu quả, cơn đau càng tăng thêm và không hề thuyên giảm thì bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị càng sớm càng tốt.

    Thông tin liên hệ

    🏪 Showroom: 237 Hai Bà Trưng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh

    📞 Hotline: 035 330 0088

    🛒 Website: https://www.phiten.vn/ 

    🌐 Facebook (Inbox): https://www.facebook.com/phitenvietnamofficial 

    🌐 Follow us (Instagram): https://www.instagram.com/phitenvietnam/ 

    🛍️Lazada: https://www.lazada.vn/shop/phiten-store/ 

    🛍️Shopee: https://shopee.vn/phiten_officialstore 

    🛍️Tiki: https://tiki.vn/cua-hang/phiten-official-store 

    📺Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCoacbdNfXqValQPaRjQpbEA