Phương pháp giúp kiểm soát cơn đau do đau khớp cùng vai đòn

1 năm trước
Mục lục

    Đau khớp cùng vai đòn là một trong các chấn thương tương đối phổ biến đối với các môn thể thao phải dùng lực tay nhiều, đặc biệt là Golf. Theo nghiên cứu năm 2005 cho thấy chấn thương vai chiếm 8 - 18% trong các chấn thương liên quan đến chơi Golf. Vì vậy, khi chơi những môn thể thao phải dùng lực tay nhiều, bạn cần có những kiến thức về các chấn thương vai nói chung và khớp cùng vai đòn nói riêng, để có thể phòng ngừa, giảm đau và điều trị hiệu quả.

    Giải phẫu khớp cùng vai đòn

    Vai là một khớp cầu và ổ phức tạp được tạo thành từ ba xương: xương cánh tay trên (humerus), xương bả vai (scapula) và xương đòn (clavicle). Đầu của xương cánh tay trên có kích thước phù hợp với ổ tròn của xương bả vai. Xương cánh tay được giữ trong ổ vai nhờ sự liên kết của các cơ và gân.

    Khớp cùng vai đòn (acromioclavicular - AC) tạo nên một phần của cấu trúc vai. Đó là điểm mà đầu bên của xương đòn gặp một phần của xương bả vai được gọi là Acromion. Nó có thể được xác định bằng thị giác và xúc giác là phần nhô ra nhọn gần đỉnh, rìa ngoài của vai.

    Vị trí  khớp cùng vai đòn

    Vị trí  khớp cùng vai đòn

    Bao quanh khớp được bao bọc bởi một bao khớp và được trợ lực thêm bởi các dây chằng bao khớp và gai xương. Các dây chằng xương đòn thường bị tổn thương trong các chấn thương phổ biến, nhất là tổn thương vai.

    Nguyên nhân đau khớp cùng vai đòn

    Đau khớp cùng vai đòn thường là do các chấn thương gây nên. Chấn thương có thể đến từ một cú thúc mạnh vào đầu vai do va chạm với người chơi khác, hoặc do ngã với phần vai tiếp đất đầu tiên. Ngoài ra, các hoạt động dùng lực cánh tay và vai quá mức cũng có thể gây trật, viêm hoặc bong gân khớp này gây đau khớp cùng vai đòn.

    Chấn thương khớp cùng vai đòn có thể gây đau lan tỏa ra các vùng khác

    Chấn thương khớp cùng vai đòn có thể gây đau lan tỏa ra các vùng khác

    Mặc dù, có nhiều vấn đề có thể xảy ra với khớp cùng vai đòn gây đau khớp như gãy xương, viêm khớp, trật khớp, bong gân,... Nhưng trong đó, viêm khớp được xem như một trong các vấn đề nổi bật đáng được lưu tâm. Viêm khớp đặc trưng bởi tình trạng hao mòn gây mất lớp sụn giúp xương khớp có thể vận động trơn tru. Giống như viêm các khớp khác trên cơ thể, thì viêm khớp cùng vai đòn cũng gây đau nhức và sưng tấy, đặc biệt là khi hoạt động. Khi khớp cùng vai đòn bị tổn thương thì các dây chằng xung quanh cũng có thể bị rách theo và không thể giữ cho xương đòn đúng vị trí, dẫn đến đau lan tỏa ra các vùng xung quanh.

    Dấu hiệu nhận biết chấn thương khớp cùng vai đòn

    Cảm giác đầu tiên khi khớp cùng vai đòn bị chấn thương là cảm giác đau ở phía trên cùng của vai. Cơn đau này có thể đủ mạnh để ngăn bạn sử dụng cánh tay bị thương và có thể khiến bạn thường xuyên phải ôm cánh tay vào sát cơ thể. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương, khi bạn xem xét vị trí đau, có thể thấy vết sưng hoặc biến dạng rõ ràng ở cùng mỏn vai. Điều này là do sự dịch chuyển của xương tạo thành khớp hoặc chảy máu và sưng tấy xung quanh các cấu trúc bị thương. Nếu bạn cố nâng cánh tay của bạn lên ngang cơ thể thường sẽ gây ra cơn đau dữ dội ở đầu vai. Vì cơn đau dữ dội nên việc nằm nghiêng phía bên tổn thương khi ngủ sẽ khiến cơn đau càng nghiêm trọng hơn.

    Dấu hiệu của chấn thương khớp cùng vai đòn

    Dấu hiệu của chấn thương khớp cùng vai đòn

    Có nhiều thang phân loại khác nhau cho các chấn thương khớp cùng vai đòn. Hầu hết các thang phân loại nằm trong khoảng từ 1 - 3 như trong bảng dưới đây:

    Chấn thương cấp độ 1
    (nhẹ)
    Một vận động viên bị chấn thương cấp độ 1 của khớp cùng vai đòn sẽ bị đau và khó chịu khi sờ và cử động khớp. Chấn thương cấp độ 1 chỉ gây tổn thương một phần bao khớp và dây chằng xương đòn. Có thể phục hồi và quay lại chơi thể thao sau 3 tuần.

    Chấn thương cấp độ 2

    (trung bình)

    Chấn thương cấp độ 2 sẽ liên quan đến đứt hoàn toàn dây chằng xương đòn và rách một phần dây chằng xương đòn. Vết rách này làm xương đòn nhô lên trên, và kết quả là vết sưng trên vai rõ hơn. Đau nhiều hơn và cử động của vai bị hạn chế. Có thể phục hồi và quay lại chơi thể thao sau tối thiểu 4 đến 6 tuần.

    Chấn thương cấp độ 3

    (nặng)

    Một chấn thương cấp độ 3 liên quan đến việc đứt hoàn toàn dây chằng xương đòn và dây chằng xương quạ - đòn. Vết sưng có thể nhìn thấy ở vết rách cấp độ 2 thậm chí còn rõ ràng hơn ở chấn thương cấp độ 3 do trật hoàn toàn khớp xương đòn. Việc phục hồi và quay lại chơi thể thao không chắc chắn, tùy thuộc vào hiệu quả điều trị.

    Phương pháp giảm đau khớp xương đòn khi bị chấn thương

    Áp dụng liệu pháp RICE

    Việc sơ cấp cứu là ngay lập tức với bất kỳ chấn thương nào đều vô cùng quan trọng. Tương tự các chấn thương xương khớp khác, đau khớp cùng vai đòn cũng rất hiệu quả với liệu pháp RICE (Rest - Ice - Compression - Elevation) bao gồm: Nghỉ ngơi, chườm đá, băng hoặc nẹp vùng chấn thương và cuối cùng là kê cao vùng bị tổn thương lên để tăng lưu thông máu. Liệu pháp RICE sẽ hiệu quả nhất khi thực hiện trong 48 - 72 giờ đầu kể từ lúc chấn thương. Phương pháp này sẽ giúp giảm chảy máu và tổn thương trong khớp.

    Công dụng của chườm lạnh

    Công dụng của chườm lạnh

    Khi thực hiện vai bạn nên được đặt ở tư thế nâng cao và chườm túi đá trong 20 phút sau mỗi hai giờ, nhưng lưu ý nên bọc đá trong một chiếc khăn - không được đặt đá lạnh trực tiếp lên da. Kết hợp với chườm lạnh và nghỉ ngơi thì cần sử dụng thêm các băng đai hỗ trợ để cố định khớp vai ít nhất là trong 2 ngày đối với chấn thương nhẹ và lên đến 6 tuần với chấn thương nghiêm trọng.

    Áp dụng phương pháp No HARM

    Phương pháp No HARM bao gồm không dùng nhiệt (No Heat), không uống rượu (No Alcohol), không chạy hoặc vận động mạnh (no running or activity) và không xoa bóp (No Massage). Điều này đảm bảo giảm sưng và ngăn ngừa việc xuất huyết bên trong vùng tổn thương.

    Ảnh hưởng của bia rượu đối với các chấn thương

    Ảnh hưởng của bia rượu đối với các chấn thương

    • Heat - Dùng nhiệt nóng như xông hơi, chườm nóng, tắm nước nóng sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu bên trong vùng tổn thương vì vậy tuyệt đối không áp dụng các phương pháp này để giảm đau trong vòng 72h đầu sau khi chấn thương.
    • Alcohol - Uống rượu bia cũng là tăng nguy cơ chảy máu tại vùng tổn thương và đồng thời làm vết thương trở nên sưng phù hơn.
    • Running - Chạy hay các vận động mạnh khác có thể làm các chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn.
    • Massage - Xoa bóp có thể giúp giảm đau, nhưng không được áp dụng trong trường hợp đau do chấn thương xương khớp. Việc xoa bóp quá sớm khi các chấn thương vừa mới xảy ra sẽ gây áp lực lên các khớp là các chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn và đồng thời cũng  kích thích máu lưu thông gây chảy máu và sưng tấy nhiều hơn, kết quả là có thể làm chậm quá trình hồi phục.

    Các chấn thương vai nếu điều trị sai cách có thể ảnh hưởng đến khả năng phục hồi hoàn toàn và ảnh hưởng đến khả năng vận động sau này. Vì vậy, đối với chấn thương vai đặc biệt là chấn thương khớp cùng vai đòn bạn nên sớm đến thăm khám bác sĩ để được chụp X - quang và điều trị kịp thời.

    Sử dụng thuốc giảm đau

    Đau khớp cùng vai đòn sẽ vô cùng khó chịu vì nó có thể lan tỏa xuống cả cánh tay, lưng và vai. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của bạn, khiến bạn không thể hoạt động bình thường và khó để đi vào giấc ngủ vì bị cơn đau dằn vặt. Với những trường hợp này, các thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) nhóm NSAIDs có thể là cứu tinh với bạn. Các loại thuốc như ibuprofen hoặc naproxen có thể giúp giảm đau, viêm và sưng tấy. Hầu hết mọi người đều quen thuộc với các thuốc NSAIDS không kê đơn như aspirin và ibuprofen, tuy nhiên, dù có thể  mua thuốc một cách dễ dàng và không cần kê đơn, chúng ta vẫn cần phải được sử dụng cẩn thận. Nếu sử dụng một vài lần thì không sau, nhưng nếu bạn sử dụng trong thời gian dài từ 3 - 5 ngày trở lên thì bạn cần tư vấn của bác sĩ vì các thuốc này có thể gây tăng nguy cơ viêm loét dạ dày đối với những người có tiền sử bệnh này.

    Sử dụng băng đai bảo vệ khớp vai

    Băng đai bảo vệ khớp vai sẽ giúp giữ cho khớp vai được cố định và duy trì sự ổn định của khớp. Vì vậy, tác động tích cực đến quá trình phục hồi sau khi chấn thương khớp cùng vai đòn. Nhờ khớp được giữ ổn định mà cũng ngăn ngừa được việc các chấn thương sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

    Bên cạnh tác dụng tăng cường phục hồi, thì với băng đai bảo vệ khớp vai Phiten còn được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ và ngăn ngừa việc chấn thương khớp vai và khớp cùng vai đòn trong quá trình chơi thể thao. Ngoài ra, nhờ được áp dụng công nghệ Aqua - Titanium và Aqua - Palladium độc quyền của nhà Phiten mà sản phẩm băng đai bảo vệ khớp vai có tác dụng kháng khuẩn và kích thích dòng điện sinh học trong cơ thể, hỗ trợ thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục sau chấn thương.

    Mua ngay: Đai bảo vệ khớp vai Phiten

    Băng đai bảo vệ khớp vai được thiết kế với chất liều có độ bền và độ đàn hồi cao với một thanh nhựa Micro-Titanium Spheres có thể tháo lắp không cố định, nên bạn không cần phải lo lắng về việc đeo băng đai bảo vệ khớp vai sẽ gây cản trở các hoạt động của bạn khi chơi thể thao.

    Mua băng đai bảo vệ khớp vai Phiten ở đâu?

    Phiten là công ty đến từ Nhật Bản đã được thành lập gần 40 năm và chuyên sản xuất, nghiên cứu các sản phẩm để bảo vệ sức khỏe của người dùng. Với sứ mệnh “"Everything we do, we do for your health - Mỗi thứ chúng tôi tạo ra, đều hướng đến lợi ích sức khỏe của bạn”, Phiten luôn mong muốn mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất để giúp  cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng sống của cộng đồng.

    Các sản phẩm của Phiten rất được ưa chuộng tại Nhật Bản và nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là thị trường Mỹ. Hiện nay, tại Việt Nam Phiten mới chỉ được biết đến trong một hay năm kể lại đây. Tuy nhiên, dù mới có mặt tại Việt Nam trong thời gian ngắn nhưng bạn không cần phải lo lắng về việc tìm mua sản phẩm của Phiten. Vì Phiten đã được đã được nhập khẩu chính thức tại Việt Nam bởi công ty EFISE nên việc mua các sản phẩm Phiten rất dễ dàng.

    Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin sản phẩm, nhận tư vấn và trải nghiệm sản phẩm các sản phẩm của Phiten tại các địa chỉ sau: